Phần tử tính lương - Tạo công thức tính lương

Thiết lập giúp bạn tạo được công thức tính lương để ra được bảng lương theo chính sách chi trả lương công ty của bạn

Quyền cần để thực hiện

Quyền Supper Admin hoặc Admin với quyền quản lý lương

Thiết lập phần tử tính lương

  • Một Workspace mới tạo đã có mặc định công thức tính lương, bạn có thể sử dụng công thức có sẵn hoặc tạo bộ công thức tính lương mới theo chính sách chi trả lương công ty của bạn

  • Dựa vào các cột trên bảng lương của bạn để tạo ra các phần tử lương tương ứng: Bao gồm các công thức tính toán liên quan giữa các cột

    • Cú pháp: Đặt theo cú pháp excel

      • IF(), AND(),OR()

      • Các hàm toán tử: +,-,*,/

      • Round(), Min(), Max()

      • Các hàm về thời gian: Date(), DAY(), MONTH(), YEAR()

    • VD: Cột C = Cột A + Cột B thì trong phần tử lương đặt tương tự C = [A]+[B]

Vào màn hình: Trang quản trị CMS - Lương - Thiết lập quy chế lương - Chế độ lương - tab Phần tử lương

Phần tử tính lương

Thêm mới phần tử lương

  • Click nút "+ Thêm phần tử" để thêm mới 1 phần tử lương

  • Điền các thông tin:

    • Tên phần tử: Là tên để hiển thị trên phiếu lương

    • Mã phần tử: Mã để sử dụng khi đặt công thức với phần tử khác

    • Chế độ lương: Phần tử được áp dụng cho chế độ lương nào trong công ty của bạn. Chỉ chọn 1 chế độ lương

    • Các option cho việc hiển thị trên phiếu lương:

      • Có hiển thị trên phiếu lương hay không?

      • Có in đậm hay không?

      • Số thứ tự hiển thị: Theo thứ tự các cột trên bảng lương của bạn từ 1- hết

    • Thiết lập công thức

  • Phương thức: công thức hoặc dữ liệu import

    • Phương thức dữ liệu import: khi dùng phương thức này bạn sẽ import thẳng giá trị cho phần tử hiển thị trên phiếu lương. Ứng dụng với những phần tử có giá trị biến thiên qua từng kì lương như doanh thu, KPI của nhân viên,...

    • Phương thức công thức:

      • Đặt công thức hoặc lấy giá trị từ hệ thống

      • Để đưa phần tử lương từ thư viện của hệ thống ra danh sách thành phần lương công ty bạn đang sử dụng, nhấn vào Thêm từ thư viện phần tử

        • Tìm kiếm theo nguồn dữ liệu hoặc theo mã và tên phần tử tính lương

  • Phần tử tự động sẽ được hiển thị trong ô giá trị sau đó bạn có thể đặt thêm cú pháp theo logic bạn cần tính toán cho phần tử này

  • Nếu chế độ lương của phần tử được chọn là chế độ lương trả nhiều lần thì sẽ có thêm lựa chọn "Hình thức các lần trả lương"

    • Hình thức "Số ngày của lần trả" giá trị trả ra trên mỗi phiếu lương là khoảng ngày trả lương.

    • Hình thức "Theo %" thì giá trị trả ra trên mỗi phiếu lương bằng giá trị của cả kì lương x số %

    • VD Phần tử [CongThucTe]

      • Hình thức số ngày trả lương: khoảng ngày trả lương từ 1/1-10/1 (kì lương 1-31/1) thì chỉ lấy ra "số công thực tế" từ 1/1-10/1 là 3 công

      • Hình thức "theo %": giá trị được nhập vào của lần trả 1 là 50%. Biết rằng cả kì 1-31/1 có 20 công. vậy số công thực tế hiển thị ở lần trả 1 = 20*50% = 10 công

  • Mô tả thêm giá trị phần tử tính lương: Đặt theo cú pháp excel

STT
Tên hàm
Diễn đạt/Mô tả

1

Sum([X1],[X2])

Tính tổng các phần tử lương được chọn.

Phần tử [X1], [X2],…: chọn từ thư viện phần tử tính lương.

2

IF(logical_test,[value_if_true],[value_if_false]) Các hàm điều kiện khác sử dụng trong IF - AND (logical1,logical2,…) - OR(logical1, logical2,…)

Tính giá trị theo điều kiện: Trả về một giá trị, tùy thuộc vào điều kiện logic: nếu điều kiện logic đúng thì trả về kết quả value_if_true, nếu điều kiện logic sai thì trả về kết quả value_if_false.

– Logical_test: điều kiện logic.

– Value_if_true: giá trị nếu điều kiện đúng.

– Value_if_false: giá trị nếu điều kiện sai.

Ví dụ:

+ IF(8>7,1,0) -> Trả về kết quả là 1.

+IF(AND([MucLuong]>1000000000,[NgayCong]>20),0.5,0) => Hiểu là: Nếu Mức lương lớn hơn 100.000.000 và Ngày công lớn hơn 50 thì giá trị trả về = 0.5, còn nếu không đạt điều kiện trên thì giá trị trả về là 0.

3

ROUND(number, num_digits)

Làm tròn tham số được chọn với định dạng số. Trả về một giá trị, tùy thuộc vào đối số Num_digits (N):

– N=0 :Làm tròn tới số nguyên gần nhất.

– N>0: Làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định

– N<0: Làm tròn sang bên trái dấu thập phân

Ví dụ:

+ ROUND(398,15257; 0) trả về kết quả là 398 => Hiểu là: Làm tròn 398.15257 tới số nguyên gần nhất.

+ ROUND(398,15257; 2) trả về kết quả là 398,15=> Hiểu là: Làm tròn 398.15257 tới 2 vị trí thập phân.

+ ROUND(398,15257; -2) trả về kết quả là 400 => Hiếu là: N= -1 thì làm tròn đến hàng chục, N= -2 thì làm tròn đến hàng trăm.

4

DATE(year, month, day)

Trả về giá trị dạng ngày/tháng năm.

Ví dụ:

+ DATE(2021,5,10) trả về kết quả là 10/5/2021.

+ IF(DATE(2021,5,10)>DATE(2020,5,10), 1,0) trả về kết quả là 1.

+ IF([Ngay_thu_viec]>DATE(2021,5,10), 1,0) => Hiểu là: Nếu Ngày thử việc sau ngày 10/5/2021 thì trả về giá trị bằng 1, còn nếu không thì trả về giá trị bằng 0.

5

MONTH(serial_number)

Trả về giá trị tháng trong chuỗi ngày/tháng/năm.

Ví dụ:

+ MONTHDATE(2020,8,3)) trả về kết quả là 8.

+ MONTH([Ngay_thu_viec]) trả về kết quả là 9 (tháng thử việc là tháng 9). Áp dụng tương tự cho các hàm: DAY(), YEAR()

6

Min([X1],[X2])

Lấy ra giá trị nhỏ nhất cho các phần tử lương được chọn.

Phần tử [X1], [X2],…: chọn từ thư viện phần tử tính lương.

7

Max([X1],[X2])

Lấy ra giá trị lớn nhất cho các phần tử lương được chọn.

Phần tử [X1], [X2],…: chọn từ thư viện phần tử tính lương.

Sửa phần tử lương

  • Tại màn hình "Phần tử tính lương"

  • Tìm kiếm đến phần tử bạn muốn chỉnh sửa, sau đó nhấn chỉnh sửa

  • Điền các thông tin cần chỉnh sửa: Áp dụng cú pháp như việc tạo mới

    • Lưu ý khi sửa mã phần tử: Chỉ được sửa khi mã phần tử đó chưa được sử dụng trong phần tử nào

  • Nhấn lưu để hoàn tất chỉnh sửa

Xóa phần tử lương

  • Tại màn hình "Phần tử lương"

  • Tìm kiếm đến phần tử lương bạn muốn xóa, nhấn xóa tại dòng của phần tử đó

  • Điều kiện để xóa được phần tử: Phần tử đó chưa được sử dụng cho phần tử nào

  • Nhấn Xác nhận để xóa phần tử

Last updated